Dự án cá nhân

dự án

Dự án từ thiện kết nối các nhà hảo tâm

nền tảng

Thiết kế cho ứng dụng điện thoại

công việc đã hoàn thành

Tiến hành xây dụng toàn bộ quy trình thiết kế của dự án. Từ việc phân tích các problem space, research, brainstorming, phác thảo low fidelity cho đến high fidelity prototype và đánh giá Usability. Chủ yếu tập trung về UX strategy

thời gian hoàn thành

4 tháng

tổng quan

Ứng dụng kết nối những người có lòng hảo tâm chung tay giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống. Ứng dụng giúp giải quyết các vấn đề minh bach trong việc kêu gọi hỗ trợ tiền từ thiện, tránh việc gây thất thoát tiền, kẻ xấu lợi dụng.

tổng quan

1. Bối cảnh

  • Trong giai đoạn 2021-2025, theo ước tính tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khoảng 9,3%, tương ứng với 2,5 triệu hộ với 10 triệu người nghèo; tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 7 %, tương ứng với 1,89 triệu hộ với 7,61 triệu người cận nghèo.
  • Họ là những người có thu nhập thấp và ở đáy của xã hội chỉ có thể vật lộn với từng bữa ăn mỗi ngày điều kiện sinh hoạt kém dễ ảnh hướng sức khỏe
  • Nguyên nhân là họ không có nhà, cưỡng bức bóc lột, tịch thu, thế nợ, thế chấp, hành vi bạo lực lạm dụng, thất nghiệp, thiên tai

2. Thực trạng hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam hiện nay

a. Tích cực

  • Các hoạt động từ thiện ở Việt Nam chủ yếu do: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Quỹ tình thương…. Bên cạnh đó còn có sự tham gia rộng rãi của các doanh nghiệp, ca sĩ, ngôi sao thể thao, diễn viên… Họ ủng hộ về vật chất, đóng góp xây dựng trường học, cấp học bổng cho trẻ em nghèo… đây là 1 số mặt tích tực hiện nay.

b. Tiêu cực

  • Chủ yếu vẫn là do Nhà nước, chưa thật sự khuyến khích việc phát triển các hoạt động từ thiện bởi các cá nhân, tổ chức phi nhà nước, phi lợi nhuận.
  • Sự buông lỏng và thiếu các kiểm soát của Nhà nước đối với HĐTT, thực trạng nhiều ca sĩ, diễn viên kêu gọi từ thiện. Chú ý là các cá nhân, tổ chức quyên góp lại không thành lập quỹ theo quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện mà kêu gọi đóng tiền vào tài khoản riêng của cá nhân, tổ chức.
  • Quản lý quỹ tiền, hàng cứu trợ không đúng cách, hành vi chiếm đoạt làm của riêng của nhân viên công quyền, giả mạo danh sách nhận tiền, hàng cứu trợ.
    => Từ các vấn đề trên ta cần có giải pháp để giải quyết triệt để các vấn đề trên, đó là 1 ứng dụng mạng xã hội dành cho các hoạt động từ thiện, nó sẽ giúp Nhà nước giảm thiểu các rủi ro, cũng như các cá nhân kêu gọi từ thiện được minh bạch, rõ ràng hơn. Ứng dụng bao gồm 2 đối tượng chính là:
  • Doanh nghiệp, ca sĩ, ngôi sao thể thao, diễn viên… (primary user)
  • Những người có lòng hảo tâm muốn chung tay góp sức (secondary user)

Dự án Charity

Design process

  • Bước 1: people problem
    • Pain point
    • User goal & motivation
    • User needs
    • Solutions
  • Bước 2: user research
    • Quy trình phỏng vấn
      • Mục tiêu
      • Người phỏng vấn.
      • Giao thức phỏng vấn
      • Kết quả thu được từ biểu đồ affinity diagram
    • Tổng hợp kết quả nghiên cứu
      • Liệt kê một số xu hướng tìm thấy
      • User persona
  • Bước 3: Design alternatives
  • Brainstorming.
    • Giao thức (ứng tuyển người tham gia, thời gian, quy tắc ..)
    • HMW
    • Không gian cơ hội
    • Giải pháp
    • Kết luận
  • Đánh giá sơ bộ ý tưởng
    • Phân tích ý tưởng dựa trên biểu đồ impact effort
    • Chức năng chính cần xây dựng
    • Low fidelity prototype
  • Bước 4: Usability evaluation
    • Usability inspection
      • USABILITY HEURISTICS
      • Cognitive walkthrough
    • Usability testing

People problem

Ở đây tôi sẽ chỉ tập trung vào đối tượng chính (primary user)

Pain point:

  • Việc họ rất dễ mất lòng tin trong việc khi bỏ công sức lẫn thời gian để quan tâm giúp đỡ người khó khăn vô gia cư vì do một số thành phần vô cớ, cố ý đã kích ( ăn chặn tiền từ thiện, sao kê không minh bạch …).
  • Họ phải bỏ công việc cũng như thời gian của họ dành cho công việc gia đình để ủng hộ người dân.
  • Nếu như giấy tờ hay các thông tin từ thiện không rõ ràng, khi đưa đến tay người dân họ sẽ mất đi danh dự, sự nghiệp bị chỉ trích nặng nề trước công chúng.
  • Họ cảm thấy thất vọng vì làm việc tốt mà không được đền đáp dần dần họ sẽ không quan tâm đến nửa

User needs:

  • Từ phía người dân, người bình thường phải có niềm tin ủng hộ họ, chung tay chia sẽ từ cả tài sản lẫn công sức.
  • Họ sẳn sàng chi tài sản cũng như thứ có giá trị để giúp đỡ những người này, nhưng vì phải thông qua việc sao kê hay các ván đề pháp lý minh bạch khiến họ gặp khó khăn. Họ cần một giải pháp hoàn hảo trong việc giúp họ kiểm soát các vấn đề này và được minh bạch khiến cho công chúng công nhận.
  • Phải trừng phạt nghiêm khắc các đối tượng chưa hiểu biết, vô cớ hoặc cố ý gây tổn thương tới Primary user (phải có sự công bằng)

User goal & motivation:

  • Người vô gia cư không còn phải lo lắng chật vật với cuộc sống đầy khó khăn, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và biết ơn đối với primary user.
  • Họ không lo sợ phải bị lợi dụng hay các bạo lực xã hội gây ra ( trẻ em bị lợi dụng đi xin ăn, hay xâm hại trẻ em vô gia cư cơ nhở).
  • Họ sẽ tôn trọng lẫn tin tưởng hết lòng hết dạ giúp cho đất nước cũng như lan truyền tình yêu thương để một đất nước phát triển & không nghèo đói.

user research

Mục tiêu

  • Bạn nghĩ thế nào về việc kêu gọi từ thiện phổ biến hiện nay, việc người kêu gọi từ thiện, người ủng hộ từ thiện giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.
  • Mục tiêu muốn biết mọi người có quan tâm tới việc từ thiện hay không ?
  • Muốn biết tình trạng từ thiện hiên nay như thế nào ?
  • Đâu là ưu điểm hay khuyết điểm trong việc từ thiện ?
  • Mọi người có tin tưởng người nổi tiếng (primary user) sẽ ủng hộ cho họ khi họi kêu gọi từ thiện không.

Người phỏng vấn (demographic)

  • Độ tuổi: 25 – 60 tuổi.
  • Location: Chủ yếu sống ở các thành phố lớn Hà nội, tp Hồ Chí Minh.
  • Đặc tính: những người quan tâm tới việc từ thiện, thiện nguyện và mong muốn những đối tượng đóng góp thiền nguyện phải là người có đạo đức, minh bạch rõ ràng.

Giao thức phỏng vấn

  • Địa điểm: Quán cà phê ở TP.HCM.
  • Giới thiệu: Chủ đề phỏng vấn hôm nay.
  • Khởi động: Nói chuyện đời sống bạn bè lâu ngày gặp lại tạo cho cảm giác thoải mái trước khi vào vấn đề chính.

Kết quả thu được từ biểu đồ affinity diagram bao gồm 7 nhóm sau:

  • Nội tâm.
  • Phương thức từ thiện.
  • Chia sẽ vấn đề từ thiện cho cộng đồng.
  • Tình trạng từ thiện.
  • Vấn đề người nổi tiếng quyên góp.
  • Không hài lòng việc từ thiện của người nổi tiếng.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu

1. Liệt kê một số xu hướng tìm thấy:

  • Mọi người đều có hứng thú yêu thích việc từ thiện.
    • Luôn nghĩ về cái thiện, hoà sống có tình cảm.
  • Đa dạng việc từ thiện chùa, hiến máu, vùng sâu vùng xa, người già neo đơn.
    • Nếu xây dựng ứng dụng nên có hạng mục gợi ý theo việc người nào muốn từ thiện qua các option trên.
  • Họ muốn tiền, lòng tin, quà cứu trợ được nguyên góp đúng đắn, minh bạch.
    • Sẽ có 1 bên thứ 3 thống kê, sổ sách, các hoạt động minh bạch rõ ràng.
  • Việc không hài lòng với những người nổi tiếng.
    • Trục lợi cá nhân.
      • Tiền, đánh bóng tên tuổi …
  • Việc từ thiện offline online cũng khá đa dạng.
    • Online chủ yếu qua social media.
      • Tại sao không xây dựng chuyên một ứng dụng MXH từ thiện.
  • Đa phần không tin tưởng vì chưa có quá nhiều đối tượng đem lại lòng tin.
    • Cần có 1 bên thứ 3 phải đc chính quyền phê duyệt đảm bảo độ tin cậy uy tín.

2. Mô tả kết quả nghiên cứu

Bằng các dữ liệu thu được, ta thu thập được 2 loại user persona như bên dưới

3. kết luận

Qua công trình nghiên cứu này tôi đã tìm ra một số vấn đề cần giải quyết:

  • Các phương thức từ thiện đa dạng như viện dưỡng lão, người ở vùng sâu vùng xa, hiến máu … Tùy vào các đối tượng họ mong muốn thực hiện phương thức từ thiện mà họ cần.
  • Đối tượng xấu đưa ra các thông tin sai lệch, trục lợi cá nhân.
  • Tất cả đều mong muốn có được lòng tin của nhau trong việc từ thiện.
  • Cần có 1 bên thứ 3 giải quyết các vấn đề minh bạch, pháp lý, thống kê rõ ràng, giúp tạo dựng niềm tin từ phía người kêu gọi và người đóng góp (ứng dụng hoặc website về việc từ thiện.

Design alternatives

1. Brainstorming

Mục tiêu

  • Tìm ra giải pháp vấn đề ở giai đoạn này để lên các ý tưởng sơ bộ cho việc xây dựng low fidelity prototype

Chuẩn bị 1 buổi Brainstorming

  • Việc chuẩn bị 1 buổi brainstorming giúp cho ta tìm ra rất nhiều ý tưởng dựa vào việc ta tận dụng được suy nghĩ của những người tham gia.

Vấn đề cần giải quyết

  • Điều gì khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc nếu gửi tiền cho người nổi tiếng (primary user) để làm các hoạt động thiện nguyện

Kết luận

  • 3 không gian cơ hội:
    • Lòng tin (Bảo)
    • Báo cáo( Thúy)
    • Tính quy mô chương trình (thúy)
  • 6 giải pháp:
  • Gửi tiền thông qua các hệ thống trung gian (2).
  • Người chủ trì chưa từng bị đánh giá xấu (1).
  • Xem chi tiết kế hoạch của người kêu gọi (1).
  • Xem timline lịch sử các hoạt động.
  • Truyền thông tốt (2)
    • website, app, thông tin chi tiết báo cáo …
  • Có website truy xuất thông tin cho từng chương trình (1).

2. Đánh giá sơ bộ ý tưởng

Phân tích ý tưởng dựa trên việc khả thi và tác động

  • Tạo biểu đồ impact effort.
    • Đưa ra function ưu tiên để xây dựng low fedilety prototype

Main function

  • Xem chi tiết kế hoạch của người kêu gọi từ thiện.
  • Xem timeline lịch sử các hoạt động.
  • Gửi tiền qua các hệ thống trung gian.
  • Có website hoặc app.

Low fidelity prototype:

  • Hướng xây dựng là phát triển 1 dạng ứng dụng social media dành cho việc kết nối người nổi tiếng (primary user) & người quan tâm thiện nguyện(secondary user):

Usability Evaluation

Usability inspection áp dụng 2 phương thức phổ biến:

  • USABILITY HEURISTICS
  • Cognitive walkthrough
    => Để tránh cho việc hạn chế lỗi việc khi test usability với user ta sẽ áp dụng 2 phương thức này để cải thiện thiết kế tốt nhất có thể.

1. USABILITY HEURISTICS:

Việc áp dụng USABILITY HEURISTICS giúp cải thiện được các thiết kế như sau:

Visibility of system status

  • Phần search khi ta typing sẽ giúp cho việc gợi ý giúp cho tải nhận thức của user tốt hơn, họ không phải tự nhớ hoàn toàn kết quả
    • Ví dụ: khi gõ một ký tự hiển thị các gợi ý bên dưới.

Flexibility And Efficiency of Use

  • Cải thiện trong phần ví tiền sẽ có thêm các option theo dõi nhanh hôm nay, tuần, tháng, năm hoặc chi tiết hơn ta sẽ chọn bộ lọc, giúp user linh hoạt khi chọn lựa thời gian với dữ liệu cần xem.

2. Cognitive walkthrough:

Việc khi áp dụng Cognitive walkthrough giúp cải thiện cho bạn 1 task mà bạn mong muốn user thực hiện, ở đây mình sẽ áp dụng nó lên quy trình chuyển tiền từ thiện từ phía user. Sau đây ta hãy xem 1 vài cải thiện khi áp dụng:

Step 1:

  • Ta có thể thấy khi thiết kế, ta thường hay quên thiếu xót, nếu như không có dữ liệu nhập vào, ta không thể click vào call to action và nó phải ở trạng thái empty.

Step 2:

  • Ở các screen này, để tránh cho user không hiểu lỗi của mình. Khi họ nhập thiếu thông tin phải có thông báo để họ nhập đủ, hoặc nếu nhập sai tài khoản và active, nó cần có 1 pop up để biết mình đã nhập sai và cần nhập lại

3. Usability testing:

Mục tiêu

  • Ta sẽ khám phá ra ứng dụng thiện nguyên đã ổn chưa, cần phải cải thiện thêm
gì không ?
  • Khi thực hiện quy trình ủng hộ tiền từ thiện, user có cảm thấy dễ sử dụng, đạt được thời gian như mong đợi không ?

Người phỏng vấn (demographic)

  • Độ tuổi: 25 – 40 tuổi
  • Location: sống ở tp Hồ Chí Minh.
  • Đặc tính: những người quan tâm tới việc từ thiện, thiện nguyện và đã có trải nghiệm một số hình thức từ thiện khác nhau. Có hiểu biết về công nghệ như sử dụng qua các ứng dụng, website tài chính, thương mại điện tử …

Giao thức test usability

  • Địa điểm: offline, online.
  • Giới thiệu: Chủ đề bạn khám phá về app từ thiện.
  • Khởi động: Nói chuyện đời sống bạn bè lâu ngày gặp lại tạo cho cảm giác thoải mái trước khi vào vấn đề chính.

Ví tiền sau khi được cải thiện

  • Thay đổi hoàn toàn bao gôm có thêm phần rút tiền.
  • Lịch sử giao dịch và tổng các quỹ từ thiện của nó.
  • More icon dùng để liên kết tài khoản bank.

Chi tiết quỹ từ thiện

  • Có thêm process bar để dễ nhận biết được quỹ tiền đã dược bao nhiêu.
  • Người đăng.
    • Số lần quyên góp.
    • Số dự án quỹ.
    • Thời gian, địa điểm

Phần giao dịch chuyển tiền đã cải thiện đáng kể

  • Bỏ phần liên kết bank vào profile và wallet.
  • Có thêm trường tiền tip để có thể giúp cho app vận hành hoạt động vì đây là ứng dụng phi lợi nhuận.
  • Xác nhận thông tin cũng sẽ rõ ràng hơn, bao gồm show tổng tiền thông tin người nhận.
  • Thêm trang OTP để xác thực cuối cùng.

Bổ xung thêm 1 số screen trong lúc update từ việc testing

  • Chi tiết lịch sử giao dịch.
  • Thông tin cá nhân để xác thực và bảo mật tốt hơn.
  • Thêm screen điều khoản rút tiền.

3. kết luận:

Qua việc test usability testing cho cả 2 phướng pháp trên:

  • USABILITY HEURISTICS và Cognitive walkthrough
    • Cải thiện được quy trình thiết kế ban đầu, hiểu biết về trạng thái hoạt của hệ thống phần mềm, giúp ta xây dựng tránh bị mistake nhiều khi test trực tiếp với user
  • USABILITY testing
    • Có thể thấy rằng việc testing với user ta sẽ khám phá các vấn đề mà khi ta thiết kế sẽ không nhận biết được.
    • Tìm ra rất nhiều vấn đề, với việc testing trực tiếp user này tôi đã khiến tôi gần như thiết kế lại rất nhiều cho toàn bộ ứng dụng, tìm ra những lỗ hổng giải quyết vấn đề.

lesson learned

Mục tiêu của case study

  • Qua việc nghiên cứu hiểu được việc từ thiện ở Việt Nam còn khá nhiều vấn đề, cần được giải quyết triệt để, có thể chuyển đổi nó thành công nghệ số để giải quyết các vấn đề từ thiện khó khăn thiếu minh bạch, rõ ràng hiện nay.
  • Hiểu được việc xây dựng 1 quy trình thiết kế sản phẩm toàn diện.
  • Từ các phân tích các vấn đề ban đầu, đến bắt tay vào research tìm ra các highlight vấn đề.
  • Học được cách brainstorming, sử dụng HMW để tìm nhiều ý tưởng để lên low fidelity prototype.
  • Hiểu tầm quan trọng to lớn trong việc áp dụng Usability Evaluation giúp cho thiết kế sản phẩm trở nên tốt hơn, cải thiện hơn nhiều sau từng bước thực hiện, sản phẩm đã giải quyết triệt để mong muốn từ phía user hơn.
077.804.9797